Thủ tục mở phòng khám nha khoa là điều đầu tiên mà các chủ sở hữu phải làm trước khi muốn sở hữu phòng khám cho riêng mình. Vậy thủ tục mở phòng khám có phức tạp, cầu kỳ và qua nhiều bước hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Thủ tục mở phòng khám nha khoa
Phòng khám nha khoa thuộc chuyên khoa của bộ Y Tế. Mở phòng khám là mô hình kinh doanh, chính vì thế đòi hỏi phải được bộ Y Tế và bộ Tài chính công nhận.
Xem thêm:
Đăng ký kinh doanh phòng khám nha khoa
Việc đầu tiên bạn cần làm của thủ tục mở phòng khám nha khoa là đăng ký kinh doanh cho nha khoa của bạn. Việc đăng ký kinh doanh sẽ thông qua các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần 1 bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Giấy tờ chứng thực cá nhân/tổ chức thành lập nên nha khoa.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của nha sĩ làm việc trong nha khoa.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp sẽ được nộp tại Sở Kế hoạch và đầu tư.
Thời hạn giải quyết hồ sơ là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Nhận kết quả.
Làm thủ tục xin cấp giấy phép thành lập phòng khám nha khoa
Sau khi đăng ký kinh doanh, thủ tục mở phòng khám nha khoa tiếp theo mà bạn cần làm là xin giấy phép thành lập phòng khám nha khoa. Tương tự đăng ký kinh doanh, việc làm thủ tục xin giấy phép cũng trải qua ba bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin cấp phép bao gồm:
- 01 Giấy đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
- 03 Bản sao công chứng Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
- 01 Danh sách đăng ký người hành nghề của phòng khám (theo mẫu);
- 01 Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của phòng khám (theo mẫu);
- Thủ tục mở phòng khám nha khoa cần 01 Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn (theo mẫu);
- 01 hợp đồng thu gom rác thải y tế;
- 01 chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy;
Bước 2: Nộp hồ sơ
Địa điểm nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Sở Y tế nơi đặt địa điểm phòng khám; hoặc tại Trung tâm hành chính công của tỉnh. Đối với hộ kinh doanh thành lập phòng khám thì nộp hồ sơ tại UBND huyện.
Trình tự giải quyết hồ sơ làm giấy phép trong thủ tục mở phòng khám nha khoa:
- Sau khi kiểm tra tính hợp pháp và đầy đủ của bộ hồ sơ; chuyên viên một cửa sẽ gửi lại cho bạn Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ chuyên viên sẽ ra Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
- Nếu hồ sơ hợp lệ Sở Y tế sẽ tổ chức một đoàn thẩm định xuống thẩm định cơ sở vật chất thực tế của phòng khám.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong khoảng thời gian 45 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ, và phòng khám đảm bảo các yêu cầu và điều kiện trên thì Sở Y tế sẽ ra kết quả Giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa.
Điều kiện để làm thủ tục mở phòng khám nha khoa
Để làm thủ tục mở phòng nha các chủ sở hữu phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 25 Thông tư 40/2011/TT-BYT. Các điều kiện đó được thể hiện như sau:
Điều kiện về trang thiết bị y tế trong nha khoa
Theo quy định của bộ y tế, các trang thiết bị sau đây là bắt buộc phải có trong các nha khoa dù quy mô lớn hay nhỏ.
- Ghế nha khoa: Đây là thiết bị giúp nha sĩ có thể khám bệnh một cách dễ dàng hơn cho bệnh nhân. Đồng thời giúp bệnh nhân thoải mái trong quá trình khám chữa bệnh. Ghế nha khoa là một trong những thiết bị mà thủ tục mở phòng khám nha khoa quy định là phải có.
- Các loại thiết bị thăm khám như: tay khoan, mũi khoan, máy cạo vôi răng, máy xì nước, cây đục men, cây nạo ngà,… đây là những dụng cụ cơ bản nhất để thăm khám cho bệnh nhân.
- Máy nén khí cho nha khoa: là thiết bị vô cùng quan trọng hỗ trợ các thiết bị, máy móc có thể hoạt động được.
Điều kiện về các bác sĩ trong nha khoa
Theo luật khám chữa bệnh 2009, nghị định Nghị định 78/2015/NĐ-CP; Nghị định 109/2016/NĐ-CP, điều kiện để có thể làm thủ tục mở phòng khám nha khoa của người chịu trách nhiệm thăm khám trong nha khoa như sau:
- Phòng khám nha khoa phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt.
- Trường hợp Bằng tốt nghiệp là bằng bác sĩ đa khoa thì điều kiện có thể làm thủ tục mở phòng khám nha khoa của các bác sĩ là phải phải có Chứng chỉ định hướng bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt.
- Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng sau khi có bằng tốt nghiệp.
- Có chứng chỉ hành nghề của Bác sĩ với phạm vi hoạt động chuyên môn là chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt và chứng chỉ hành nghề phải còn hiệu lực.
Bài viết trên là thủ tục mở phòng khám nha khoa và các điều kiện phải đạt được trước khi làm thủ tục. Nếu còn có vấn đề thắc mắc, bạn có thể liên hệ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền gần nhất để được giải đáp.