Categories: Tin Tức

Sửa máy nén khí nha khoa trong tích tắc với 5 lỗi thường gặp

Máy nén khí nha khoa hoạt đông trong môi trường tương đối sạch, tuy nhiên trong quá trình sử dụng phát sinh 1 số vấn đề như độ ổn định của khí nén, độ ồn, hiệu suất làm việc không tốt như mới mua. Bài viết dưới đây chúng tôi gợi ý bạn cách sửa máy nén khí không dầu cực đơn giản với 5 lỗi thường gặp.

Trong quá trình sử dụng máy nén khí không dầu sẽ không tránh khỏi việc bị hỏng vặt

Cấu tạo máy nén khí nha khoa 

Trước khi đi vào cách sửa máy nén khí nha khoa (máy nén khí không dầu), bạn cần nắm rõ được đặc điểm cấu tạo máy nén  không dầu. Máy nén khí nha khoa sẽ bao gồm các bộ phận chính như sau:

  • Mô tơ – piston: được thiết kế dạng đầu liền, liền trục, mỗi mô tơ điều khiển 1 hệ thống piston hoạt động độc lập và riêng biệt.
  • Bình chứa khí nén: được làm bằng hợp kim, bên ngoài được phun sơn tĩnh điện chống han gỉ và tăng tính thẩm cho máy nén khí.
  • Van an toàn: đảm bảo áp suất máy nén khí luôn nằm trong mức cho phép, nếu áp suất tăng cao đột ngột, van an toàn xả khí giảm áp.
  • Van xả đáy: là bộ phận xả nước đọng bình chứa khí nén.
Cấu tạo máy nén khí không dầu Lucky

Sửa máy nén khí nha khoa với 5 lỗi thường gặp

Khi xảy ra các lỗi trong quá trình sử dụng máy nén khí nha khoa hay trong các hộ gia đình, bạn cần khắc phục ngay để tránh tình trạng máy bị hỏng nặng hơn. Dưới đây là cách khắc phục 5 lỗi mà khách hàng thường xuyên gặp phải khi sử dụng máy nén khí không dầu.

Sửa máy nén khí nha khoa do lỗi máy chạy không tải

Hiện tượng: Máy vẫn nổ, động cơ máy vẫn hoạt động nhưng không tạo ra khí nén và áp suất.

Nguyên nhân: 

  • Do động cơ hoạt động trong thời gian liên tục.
  • Do máy hụt hơi không kịp khởi động.
  • Do nguồn điện ngược chiều, chiều quay máy không phù hợp.

Cách khắc phục:

  • Cho máy nghỉ trong vòng 30 phút đến 1 tiếng.
  • Kiểm tra lại nguồn điện và thay đổi nếu cần thiết.
  • Kiểm tra cuộn dây điều khiển và van hút có mở khi máy chạy không.

Sửa máy nén khí nha khoa do lỗi máy dừng đột ngột

Hiện tượng: Máy đột ngột dừng lại trong quá trình sử dụng.

Nguyên nhân: 

  • Do máy quá tải.
  • Do bị tắc ống dẫn khí bởi các bụi bẩn tích tụ lâu ngày.
  • Do sử dụng máy trong thời gian dài. 
  • Do cầu chì bị đứt.

Cách sửa máy nén khí nha khoa khi trường hợp máy dừng đột ngột xảy ra:

  • Ngắt kết nối với một số thiết bị khác. Trong trường hợp bạn cần sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc, bạn cần nâng cấp máy mới.
  • Vệ sinh đường ống dẫn khí thường xuyên.
  • Để máy nghỉ 30 phút đến 1 tiếng.
Sửa tình trạng máy nén khí đột ngột dừng xảy ra

Sửa máy nén khí nha khoa khi bị giảm áp suất

Hiện tượng: Hiệu suất làm việc của máy bị giảm không đạt mức 8kg/cm2.

Nguyên nhân: 

  • Rò rỉ khí nén tại ống dẫn khí.
  • Tắc ống dẫn khí.

Cách khắc phục: Kiểm tra, vệ sinh và thay thế ống dẫn khí nếu cần thiết.

Sửa chữa máy nén khí khi bị đứt cầu chì

Hiện tượng cầu chì máy nén khí bị đứt cầu chì diễn ra rất nhiều trong quá trình sử dụng máy nén khí nha khoa. Nguyên nhân và cách sửa máy nén khí nha khoa như sau:

Nguyên nhân:

  • Do dây cầu chì quá nhỏ.
  • Do lỗi nối dây.
  • Do động cơ quá tải.

Cách khắc phục:

  • Thay cầu chì mới.
  • Nối lại dây.
  • Giảm tải cho máy.
Sửa chữa các lỗi xảy ra với máy nén khí không dầu

Sửa máy nén khí nha khoa khi máy không chạy

Hiện tượng: Máy đã kết nối với nguồn điện nhưng không sử dụng được.

Nguyên nhân:

  • Nguồn điện gặp trục trặc: chưa bật nguồn điện, kết nối nguồn điện chưa chặt, điện áp thấp.
  • Thiết bị bảo vệ được kích hoạt
  • Dây dẫn hơi quá dài, mỏng.
  • Động cơ bị lỗi

Cách sửa máy nén khí nha khoa khi máy không chạy:

  • Kiểm tra nguồn điện: đảm bảo kết nối nguồn điện an toàn.
  • Kiểm tra rơ le tự động bảo vệ máy.
  • Kiểm tra pha thứ cấp: nếu kết nối ngược pha máy sẽ không chạy.

Mẹo sử dụng máy nén khí tránh các lỗi xảy ra

Để tránh các lỗi và câu hỏi về cách sửa máy nén khí nha khoa không còn là vấn đề thắc mắc của người dùng, chúng tôi gợi ý bạn một số mẹo trong quá trình sử dụng máy nén khí không dầu như sau:

  • Hạn chế đặt máy ở những nơi ẩm ướt, môi trường có độ ẩm cao có thể gây gỉ sét, hỏng hóc cho máy.
  • Xả đáy bình chứa định kỳ trong khoảng từ 2-3 ngày tùy theo môi trường xung quanh để loại bỏ nước và bụi bẩn tích trong bình chứa, giúp máy nén khí đạt áp suất tối ưu nhanh nhất.
  • Loại bỏ bụi bẩn ở lọc gió để quá trình nạp khí có thể diễn ra trơn tru nhất, lượng khí nạp vào đạt mức tối ưu.
  • Lưu ý không tăng áp quá thông số quy định để đảm bảo độ bền và tối ưu thời gian hoạt động của máy nén khí.
Cách sử dụng máy nén khí không dầu tránh các lỗi xảy ra

Bài viết trên là cách sửa máy nén khí nha khoa với 5 lỗi thường gặp. Nếu còn gặp các vấn đề khác trong quá trình sử dụng và bảo dưỡng máy nén khí không dầu cần được giải đáp, liên hệ ngay vớ chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

admin

Bài đăng gần đây

Cập nhật bảng báo giá 2024 của máy nén khí Hanshin Hàn Quốc

Máy nén khí Hanshin là thiết bị máy nén được sản xuất và lắp ráp trực tiếp tại Hàn Quốc,…

6 tháng ago

Top 3 lý do bạn nên đầu tư máy nén khí King Power của Đức

Máy nén khí King Power, hàng Đức, chất lượng cao là thiết bị máy nén thường được sử dụng trong…

6 tháng ago

Phụ tùng máy nén khí Trung Quốc, hàng sẵn có, chính hãng 100%

Các phụ tùng máy nén khí Trung Quốc như đầu nén, lọc gió, rơ le, van khóa sẽ gặp một…

6 tháng ago

Top 3 máy nén khí 2hp Đài Loan được ưa chuộng hiện nay

Máy nén khí 2hp Đài Loan là dòng máy nén khí 8kg, công suất thấp được sử dụng nhiều tại…

6 tháng ago

Nên mua máy nén khí Đài Loan cũ có dầu hay không dầu? 

Máy nén khí Đài Loan cũ được đánh giá cao bởi giá thành rẻ, có độ mới sản phẩm đạt…

6 tháng ago

Máy nén khí nội địa Nhật liệu có thực sự đáng mua không?

Máy nén khí nội địa Nhật là sản phẩm được đánh giá có khả năng làm việc bền bỉ và…

7 tháng ago