Tính đến nay, số lượng khách hàng dùng máy nén khí không dầu đã tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người tiêu dùng đã không mắc không ít lỗi nhỏ. Dưới đây chúng tôi gợi ý bạn cách phát hiện lỗi và sửa máy nén khí không dầu tại nhà cực kỳ đơn giản.
Xem thêm:
Các lỗi thường gặp và cách sửa máy nén khí không dầu
Thông thường các dòng máy nén khí chỉ xoay quanh một số lỗi cơ bản như sau.
Lỗi đầu máy dừng đột ngột
Hiện tượng: Đang trong quá trình vận hành bỗng nhiên máy đột ngột dừng lại
Nguyên nhân:
- Do đứt cầu chì
- Do máy đã hoạt động liên tục trong thời gian quá dài.
- Tắc đường ống dẫn khí do tích tụ quá nhiều bụi bẩn mà không được vệ sinh.
- Do sử dụng thêm các thiết bị khác làm vượt quá lưu lượng khí mà máy cho phép dẫn đến tốc độ nén khí của máy không kịp, máy bị hụt hơi và đột ngột dừng lại.
Cách sửa máy nén khí không dầu lúc này là:
- Cho máy nghỉ từ 15-30 phút sau thời gian hoạt động từ 4-5 tiếng
- Vệ sinh máy thường xuyên, thường xuyên kiểm tra các đầu lọc
- Hạn chế sử dụng quá nhiều thiết bị cùng một lúc.
Lỗi máy chạy không tải
Hiện tượng: Động cơ máy vẫn hoạt động bình thường nhưng không tạo ra khí nén và áp suất.
Nguyên nhân:
- Do động cơ quá tải dẫn đến tình trạng máy bị hụt hơi và chưa kịp khỏi động
- Do kết nối nguồn điện ngược chiều và chiều quay máy không phù hợp
Cách sửa máy nén khí không dầu ở đây là:
- Kiểm tra lại nguồn điện mà bạn đang sử dụng lúc này
- Kiểm tra cuộn dây điều khiển
- Kiểm tra lại các van hút có bị mở trong quá trình máy hoạt động hay không
- Thay đổi chiều quay của máy nén khí không dầu sao cho phù hợp.
Lỗi máy không chạy
Hiện tượng: Máy đã kết nối với nguồn điện nhưng không thể sử dụng, không tạo ra khí nén.
Nguyên nhân:
- Nguồn điện mà bạn kết nối đang có vấn đề trục trặc
- Dây dẫn hơi quá dài và mỏng
- Động cơ lỗi
Cách sửa máy nén khí không dầu lúc này là:
- Kiểm tra kỹ nguồn điện đang sử dụng, đảm bảo máy được kết nối an toàn
- Kiểm tra các thiết bị rơ le tự động bảo vệ máy
- Kiểm tra pha thứ cấp: nếu kết nối ngược pha sẽ không hoạt động.
Lỗi máy nén khí không dầu bị giảm áp suất
Hiện tượng: Áp suất máy khi làm việc không đạt mức như những lần trước sử dụng dẫn đến tình trạng hiệu suất làm việc giảm và áp lực khí nén yếu.
Nguyên nhân:
- Rò rỉ khí nén tại các đường dây dẫn khí nén.
- Tắc đường ống dẫn khí
Cách sửa máy nén khí không dầu ở đây là:
- Kiểm tra lại các đường ống dẫn khí nén
- Kiểm tra và mở hoàn toàn các van hút khí nén
- Vệ sinh máy nén khí định kỳ để máy làm việc đạt hiệu quả cao nhất.
Lưu ý khí sử dụng máy nén khí không dầu
Để bạn ít khi phải sửa máy nén khí không dầu chúng tôi đưa ra cho bạn một số lời khuyên sau
Nơi đặt máy nén khí
- Đặt máy nén khí ở những nơi khô thoáng, tránh điều kiện môi trường khắc nghiệt như trời quá nóng (>40 độ C) hoặc những nơi ẩm thấp.
- Đặt máy ở những nơi ít bụi bặm, tạp chất
- Đặt máy ở những nơi bằng phẳng, ít gồ ghề.
Lắp đặt hệ thống điện
- Đối với các dòng 3 pha thì bạn nên lắp một hệ thống điện riêng cho máy.
- Lựa chọn đúng dây cáp điện mà máy yêu cầu
- Tỷ lệ nguồn điện ra và motor yêu cầu phải giống nhau
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị kết nối để tránh bị rò rỉ qua quá trình sử dụng tránh mất thời gian tìm kiếm lỗi và sửa máy nén khí không dầu.
Trong quá trình vận hành máy
- Dừng máy nén khí ngay lập tức nếu xảy ra bất kỳ âm thanh khác thường nào
- Không được nới lỏng ống dẫn, mở bulong và ốc hoặc đóng các van
- Thường xuyên kiểm tra các bộ phận của kỹ càng.
Bảo dưỡng máy
- Kiểm tra và vệ sinh các đầu lọc thường xuyên
- Kiểm tra bình chứa có bị rò rỉ hay dập vỡ không
- Vệ sinh giàn làm mát máy để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Mong rằng với cách sửa máy nén khí không dầu và những lưu ý mà chúng tôi mang đến sẽ giúp ích cho bạn.