Hiện nay, kỹ thuật phun sơn tĩnh điện đang được áp dụng phổ biến trong các ngành sản xuất máy móc, thiết bị điện với nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về công nghệ sơn này. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết.
Xem thêm:
- [HƯỚNG DẪN] Phun sơn chống rỉ tại nhà NHANH CHÓNG TIẾT KIỆM
- 3 sự thật về phun sơn chống nóng mái tôn mà bạn chưa biết
Tổng quan về phun sơn tĩnh điện
Kỹ thuật sơn tĩnh điện được phát minh ra từ khoảng năm 1950 bởi Tiến sĩ Erwin Gemmer. Tính đến nay, công nghệ này vẫn được đánh giá cao bởi tính tiện lợi và được áp dụng ở hơn 20 ngành nghề. lĩnh vực khác nhau.
Ưu điểm của phun sơn tĩnh điện
Theo đánh giá từ chuyên gia, công nghệ sơn tĩnh điện được ưa chuộng sử dụng bởi nó tích hợp nhiều ưu điểm vượt trội khác nhau:
- Tiết kiệm sơn hiệu quả: với khả năng bám dính cao lên đến 60 – 89%, gấp đôi so với sơn thông thường. Ngoài ra, đối với những sản phẩm được sơn tĩnh điện, độ bền cũng được kéo dài thêm từ 3 – 4 năm.
- An toàn với người sử dụng: khác với các loại sơn thông thường, sơn tĩnh điện không chứa các chất dung môi độc hại như Butyl acetate, Xylene, Benzene, Methanol,…
- Độ bền cao: sơn tĩnh điện có khả năng chống rỉ sét, chống mài mòn, trầy xước, tăng độ bền màu cho sản phẩm. Sơn tĩnh điện còn có thể chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết như độ ẩm hay ánh nắng.
- Thân thiện với môi trường: Sơn tĩnh điện được làm từ bột sơn nhựa, không chứa các hợp chất hữu cơ độc hại nên quá trình sử dụng và xử lý công nghiệp không ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
Nhược điểm của phun sơn tĩnh điện
Bên cạnh những ưu điểm trên, công nghệ sơn tĩnh điện vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Chi phí đầu tư cao: để thực hiện quá trình sơn tĩnh điện chuẩn kỹ thuật, bạn cần xây dựng hệ thống sơn với nhiều thiết bị, máy móc như súng phun, máy sấy khô, nguồn khí nén,…
- Đòi hỏi kinh nghiệm, tay nghề: để sơn đẹp, đều màu theo nguyên lý của điện tích. Do đó, thợ phun sơn cần phải đảm bảo thực hiện quá trình phun đúng cách kỹ thuật và thứ tự.
Phân loại phun sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện đang được sản xuất thành 2 dạng chính: dạng khô và dạng nước:
- Dạng sơn tĩnh điện khô: phun sơn trực tiếp lên bề mặt vật thể, được sử dụng chủ yếu cho các vật liệu như nhôm, đồng, sắt, thép,…
- Dạng sơn tĩnh điện ướt: với dạng sơn này, bạn cần pha với dung môi hoặc nước chuyên dụng. Thích hợp để sử dụng trên các chất liệu như gỗ, nhựa,…
Quy trình phun sơn tĩnh điện chuẩn kỹ thuật Quốc tế
Để sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn, chất lượng, quá trình phun sơn đòi hỏi sự giám sát và yêu cầu độ chính xác cao. Quá trình phun sơn gồm 4 bước, được thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Vệ sinh vật thể trước khi phun sơn
Để loại bỏ toàn bỏ bụi bẩn, dầu mỡ công nghiệp hay rỉ sét còn tồn đọng trên bề mặt kim loại, vật thể sẽ được nhúng vào hoạt chất H2SO4 hay HCl,…
Bước 2: Sấy khô bề mặt vật phẩm:
Muốn lớp sơn tĩnh điện bám dính cao trên bề mặt, vật thể cần được sấy khô hoàn toàn trước khi sơn. Lò sấy khô hoạt động theo nguyên lý sấy khô bằng hơi nước giúp tiết kiệm tối đa thời gian.
Bước 3: Phun sơn tĩnh điện cho sản phẩm
Hiện nay, đa phần các nhà xưởng sử dụng sơn tĩnh điện dạng bột. Do đó, quá trình thực hiện cần diễn ra dưới hệ thống phun sơn chuyên nghiệp, hiện đại để lớp sơn được phun đều lên bề mặt, tăng khả năng bám dính cho lớp sơn.
Bước 4: Sấy khô
Bước sấy khô cuối có chức năng giúp cho lớp sơn khô hoàn toàn và bám chặt vào bề mặt. Thời gian sấy diễn ra từ 30 phút cho 2 lần, với nhiệt độ từ 180 – 200 độ C.
Bài viết cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về kỹ thuật phun sơn tĩnh điện đang được ưa chuộng hiện nay. Mọi thông tin xin liên hệ trực tiếp số hotline để nhận được tư vấn và hỗ trợ.