Categories: Tin Tức

[LƯU Ý] mở phòng khám tại nhà hữu ích – Lời khuyên từ chuyên gia

Hiện nay, có rất nhiều bác sĩ muốn tự mở phòng khám tại nhà, đặc biệt là các phòng nha. Tuy nhiên, có không ít trong số đó luôn băn khoăn, lo lắng bởi chưa biết bắt đầu từ đâu. Hiểu rõ những điều này, chúng tôi đưa ra cho bạn những lời khuyên của chuyên gia như sau.

Mở nha khoa tại nhà cần những gì

Xem thêm:

Điều kiện cơ bản để mở phòng khám tại nhà

Do phòng khám nha khoa là phòng khám chuyên khoa thuộc lĩnh vực y tế. Nên khi mở phòng nha khoa, bạn cần tuân thủ các quy định, nghị định của nhà nước về những vấn đề liên quan đến phòng khám như sau.

Về cơ sở hạ tầng

Theo quy định của bộ y tế việc mở phòng khám tại nhà chuyên khoa răng- hàm- mặt phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10m2.
  • Trường hợp phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt có hơn 01 ghế răng thì phải đảm đảm diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5m2.
  • Địa điểm kinh doanh nha khoa không được nằm chung với nơi gia đình sinh hoạt.
  • Việc xây dựng, mở phòng khám tại nhà phải đảm bảo thật vững vàng, chắc chắn, ánh sáng tốt.
Cơ sở hạ tầng của nha khoa

Về cơ sở vật chất 

Để đảm bảo được khả năng hoạt động của nha khoa. Những vật dụng sau đây được bộ Y Tế quy định là phải có khi mở phòng khám tại nhà:

  • Ghế nha khoa: là thiết bị giúp nha sĩ có thể khám bệnh một cách dễ dàng hơn cho bệnh nhân.
  • Các loại thiết bị thăm khám như: tay khoan, mũi khoan, máy cạo vôi răng, máy xì nước, cây đục men, cây nạo ngà,… đây là những dụng cụ cơ bản nhất để thăm khám cho bệnh nhân.
  • Máy nén khí không dầu: là thiết bị vô cùng quan trọng hỗ trợ các thiết bị, máy móc được hoạt động mạnh mẽ hơn.
Máy nén khí không dầu Lucky

Điều kiện về nhân sự của phòng nha

Sự chuyên nghiệp và chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ đóng vai trò rất quan trọng trong phòng nha. Nếu muốn mở phòng khám tại nhà, bạn cần đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:

  • Phòng khám nha khoa phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt.
  • Trường hợp Bằng tốt nghiệp là bằng bác sĩ đa khoa thì phải có Chứng chỉ định hướng bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt.
  • Để mở phòng khám tại nhà người chịu trách nhiệm kỹ thuật phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng sau khi có bằng tốt nghiệp.
Điều kiện nhân sự phòng nha

Kinh nghiệm phát triển nha khoa bền vững

Sau khi mở phòng khám tại nhà cho riêng mình. Bạn cần xây dựng, lên chiến lược cho nha khoa đó được phát triển, thu hút được nhiều khách hàng. Dưới đây là một số kinh nghiệm chúng tôi đúc rút được từ những người đi trước.

Xây dựng chiến lược Marketing

Đây là yếu tố rất  cần thiết trong quy trình mở phòng khám tại nhà. Một chiến lược Marketing tốt sẽ đưa danh tiếng phòng khám đi xa hơi, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.  Bạn có thể lên kế hoạch xây dựng như sau:

  • Áp dụng các hình thức khuyến mãi, giảm giá, voucher.
  • Đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo: Facebook, Google,…
  • Làm dịch vụ miễn phí hoặc tặng kèm sản phẩm dịch vụ.
Chiến lược Marketing nha khoa

Lên kế hoạch về dịch vụ chăm sóc khách hàng

Khách hàng chính là yếu tố quyết định sự thành bại của phòng khám, chính vì vậy mà xây dựng kế hoạch về dịch vụ khách hàng là yếu tố cần thiết cho phòng khám bạn. Một số dịch vụ chăm sóc khách hàng mà khi mở phòng khám tại nhà bạn nên biết như:

  • Gọi điện nhắc nhở khách hàng trước giờ thăm khám.
  • Thường xuyên gọi điện, hỏi thăm sau khi thăm khám 1-2 hôm.

Xây dựng quy trình làm việc thông minh

Quy trình làm việc ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận hành của nha khoa. Vì thế, trước khi mở phòng khám tại nhà, bạn cần lên quy trình làm việc bài bản, gọn gàng. Thông thường quy trình làm việc của nha khoa sẽ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Lễ tân ghi nhận thông tin khách hàng mới.
  • Bước 2: Lễ tân kiểm tra lịch hẹn và đặt lịch.
  • Bước 3: Chuyển bác sĩ xem thông tin về người bệnh.
  • Bước 4: Trợ lý lưu thông tin khám và điều trị.
  • Bước 5: Chuyển thông tin thanh toán cho lễ tân.
  • Bước 6: Hẹn lại và chăm sóc sau khám.
Xây dựng kế hoạch nha khoa

Bài viết trên là toàn bộ những kinh nghiệm mà chúng tôi đúc rút được từ các chuyên gia về việc mở phòng khám tại nhà. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn mở phòng nha thuận lợi.

admin

Bài đăng gần đây

Cập nhật bảng báo giá 2024 của máy nén khí Hanshin Hàn Quốc

Máy nén khí Hanshin là thiết bị máy nén được sản xuất và lắp ráp trực tiếp tại Hàn Quốc,…

10 tháng ago

Top 3 lý do bạn nên đầu tư máy nén khí King Power của Đức

Máy nén khí King Power, hàng Đức, chất lượng cao là thiết bị máy nén thường được sử dụng trong…

11 tháng ago

Phụ tùng máy nén khí Trung Quốc, hàng sẵn có, chính hãng 100%

Các phụ tùng máy nén khí Trung Quốc như đầu nén, lọc gió, rơ le, van khóa sẽ gặp một…

11 tháng ago

Top 3 máy nén khí 2hp Đài Loan được ưa chuộng hiện nay

Máy nén khí 2hp Đài Loan là dòng máy nén khí 8kg, công suất thấp được sử dụng nhiều tại…

11 tháng ago

Nên mua máy nén khí Đài Loan cũ có dầu hay không dầu? 

Máy nén khí Đài Loan cũ được đánh giá cao bởi giá thành rẻ, có độ mới sản phẩm đạt…

11 tháng ago

Máy nén khí nội địa Nhật liệu có thực sự đáng mua không?

Máy nén khí nội địa Nhật là sản phẩm được đánh giá có khả năng làm việc bền bỉ và…

11 tháng ago