Để mở một phòng khám nha khoa và điều hành phòng khám để có sự phát triển bền vững không phải là điều dễ dàng. Vì thế, câu hỏi kinh doanh nha khoa cần những gì được rất nhiều đặt ra câu hỏi. Hiểu được điều này, dưới đây chúng tôi tổng hợp cho bạn đọc câu trả lời từ những người kinh doanh phòng khám nha khoa thành công đi trước.
Đội ngũ nhân viên trong nha khoa
Nguồn vốn con người là điều không thể thiếu trong kinh doanh nha khoa, đặc biệt là người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật trong nha khoa phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Nếu trường hợp là bác sĩ đa khoa thì phải có Chứng chỉ định hướng bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt.
- Có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng.
Xem thêm: Y sĩ nha khoa được mở phòng khám không?
Giấy phép đăng ký kinh doanh nha khoa
Để việc kinh doanh của bạn là hợp pháp, bạn cần có các thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Dưới đây là các bước xin giấy kinh doanh.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục cấp giấy phép kinh doanh
Trước khi trình báo lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền, bạn cần có hồ sơ với những thông tin, giấy tờ đầy đủ theo bộ y tế và bộ tài chính quy định như:
- Bản sao công chứng của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nha khoa.
- Danh sách thống kê các thiết bị y tế và các cơ sở vật chất mà nha khoa bạn đang sở hữu.
- Bản sao công chứng tất cả chứng chỉ hành nghề đối với các nha sĩ làm việc trong nha khoa.
- Phạm vi về chuyên môn mà nha khoa của bạn đang dự tính hoạt động.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.
- Hợp đồng thu gom rác thải y tế.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh nha khoa
Sau khi hoàn thiện bộ hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ để các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt.
Trình tự giải quyết hồ sơ như sau:
- Sau khi kiểm tra tính hợp pháp và đầy đủ của bộ hồ sơ các chuyên viên một cửa sẽ gửi lại cho bạn Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ chuyên viên sẽ ra thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
- Nếu hồ sơ hợp lệ Sở Y tế sẽ tổ chức một đoàn thẩm định xuống thẩm định cơ sở vật chất thực tế của phòng nha của bạn.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong khoảng thời gian 45 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ, và phòng nha của bạn bảo đảm được các yêu cầu và điều kiện mà pháp luật quy định thì sở y tế sẽ cho ra kết quả giấy phép kinh doanh phòng khám nha khoa.
Xem thêm: Các quy định mở phòng khám nha khoa
Cơ sở vật chất và vốn kinh doanh nha khoa
Trước khi đi vào mở phòng khám nha khoa, bạn cần có những trang thiết bị hay mặt bằng phòng nha cần mở. Sau đó bạn cần xác định số vốn mình cần bỏ ra. Hoạch định một cách đầy đủ về số vốn cần phải bỏ ra sẽ giúp cho công việc kinh doanh của bạn trở nên trôi chảy.
Mặt bằng- Chi phí về mặt bằng
Bạn cần phải thuê, thiết kế phòng khám để kinh doanh nha khoa cần đáp ứng điều kiện mở nha khoa về diện tích.
- Phòng nha phải có buồng khám chữa bệnh với diện tích ít nhất là 10m2.
- Nếu phòng khám nha khoa có từ ba ghế khám răng trở lên thì diện tích dành cho mỗi ghế răng tối thiểu là 5m2.
Tùy theo, địa điểm và diện tích mà chi phí thuê mặt bằng sẽ khác nhau. Theo khảo sát chung của thị trường, ở nông thôn, chi phí thuê phòng nha từ 2-3 ghế có giá khoảng 5 triệu đồng. Đối với phòng nha ở thành thị, tùy vào vị trí đắc địa mà giá thuê sẽ khác nhau.
Ngoài ra, nội thất trong việc kinh doanh nha khoa là một trong những yếu tố rất quan trọng khiến khách hàng đánh giá nha khoa của bạn có uy tín hay không. Các chi phí xây dựng, trang bị nội thất sẽ dao động từ 50 triệu – hàng trăm triệu tùy vào từng quy mô, diện tích của phòng khám.
Thiết bị, dụng cụ nha khoa và chi phí
Để có thể mở một phòng khám răng với đầy đủ các trang thiết bị nha khoa tân tiến tốn rất nhiều chi phí. Một phòng kinh doanh nha khoa cơ bản sẽ bao gồm những thiết bị sau đây.
- Ghế nha khoa: Để mở một phòng khám nha khoa thì không thể thiếu ghế nha khoa (ghế khám, ghế răng). Ghế nha khoa chiếm khoảng 30- 35% của chi phí mở phòng khám nha khoa. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ghế khám răng như ghế cơ, ghế bán điện tử và ghế điện tử. Nhưng nhìn chung, giá thành ghế nha khoa đều khá cao (từ 60 triệu đồng trở lên).
Xem thêm: Yêu cầu về thủ tục nhập khẩu ghế nha khoa
- Máy nén khí nha khoa: Máy nén khí không dầu là thiết bị không thể thiếu trong việc kinh doanh nha khoa. Thiết bị này cung cấp khí nén không có lẫn dầu và tạp chất vào khoang miệng của bệnh nhân. Tùy theo quy mô mà bạn có thể chọn máy nén khí với dung tích và giá thành sẽ khác nhau:
- Nha khoa 1 ghế: bạn chỉ cần sử dụng máy nén khí mini với giá chỉ 2-5 triệu đồng.
- Nha khoa 2-3 ghế: Bạn cần sử dụng máy nén khí với dung tích bình chứa từ 70 lít đến 180 lít với giá 6-12 triệu đồng.
- Nha khoa từ 3 ghế: Bạn cần sử dụng máy nén khí với dung tích từ 180 lít trở lên cho các phòng khám kinh doanh nha khoa từ 3 ghế. Với các trung tâm nha khoa với quy mô lớn, bạn cần lắp đặt hệ thống khí nén riêng.
- Tay khoan nha khoa: Tay khoan là thiết bị hỗ trợ trong các cuộc điều trị của các y bác sĩ nha khoa.Giá tay khoan nha khoa tương đối rẻ hơn so với các trang thiết bị khác, chỉ khoảng 400k-1 triệu đồng.
Nhìn chung chi phí cho phòng nha từ 2-3 ghế về các thiết bị dụng cụ nha khoa sẽ rơi vào khoảng 150 – 300 triệu đồng.
Bài viết trên là câu trả lời của câu hỏi kinh doanh nha khoa cần những gì? Trước khi bắt đầu việc kinh doanh, bạn có tìm kiếm thêm thông tin ở các hội nhóm thông qua mạng xã hội facebook, zalo,.. để nắm bắt được nhiều thông tin hơn.