Categories: Tin Tức

Khám phá cấu tạo máy nén khí công nghiệp chi tiết nhất 

Gần đây, cấu tạo máy nén khí công nghiệp đang là vấn đề gây không ít tranh cãi. Tuy nhiên có đến 90%  người dùng chưa thật sự hiểu rõ về cấu tạo về dòng máy này. Để bạn không bị mắc bẫy bởi những lời dùng không đáng tin cậy, dưới đây là thông tin chính xác nhất về cấu tạo máy khí nén công nghiệp.

Máy bơm công nghiệp Pegasus

Tìm hiểu cấu tạo máy nén khí công nghiệp

Cấu tạo các dòng máy nén khí piston công nghiệp nhìn chung là khá đơn giản, bao gồm các bộ phận chính sau đây.

Bộ phận chính máy nén khí công nghiệp

Thân máy nén khí piston công nghiệp sẽ bao gồm các bộ phận sau đây:

  • Bình chứa: hay còn gọi là bình tích áp được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất làm nên cấu tạo máy nén khí công nghiệp. Công dụng dễ nhận biết nhất của bình là khả năng lưu trữ cung cấp cho quá trình hoạt động của máy. Ngoài ra bình chứa còn có khả năng tách nước một phần trong khí nén trong quá trình hoạt động.
  • Mô tơ: Là bộ phận được xem là quan trọng nhất của cấu tạo máy nén khí công nghiệp. Bộ phận này có chức năng điều khiển trục vít chuyển động bằng cách biến đổi từ động năng thành điện năng.
  • Đầu nén: Đầu nén bao gồm: piston nén khí, ống dẫn khí ra, bộ lọc khí vào,… Đây là nơi diễn ra các hoạt động, quá trình nén không khí.
Đầu máy khí nén công nghiệp

Phụ kiện máy nén khí công nghiệp

Đi cùng với các bộ phận chính, cấu tạo máy nén khí không thể thiếu một số bộ phận bổ trợ sau:

  • Xi lanh: Có vai trò tạo lập một không gian hút và nén khí để cung cấp cho các thiết bị.
  • Đồng hồ đo áp: là nơi hiển thị áp lực của máy, giúp người vận hành dễ dàng kiểm soát áp suất trong suất quá trình máy hoạt động.
  • Mắt thăm dầu: là bộ phận giúp người dùng kiểm soát lượng dầu trong máy. Mắt thăm dầu sẽ bao gồm vạch giới hạn giúp bạn dễ dàng thay thế, thêm dầu lúc cần thiết. 
  • Hệ thống van: Hầu hết, hệ thống van sẽ bao gồm: van xả nước, van an toàn, van một chiều nhằm đảm bảo chất lượng khí tốt, tránh han gỉ cho các chi tiết máy và an toàn trong quá trình vận hành.
  • Lọc gió: là bộ phận có chức năng ngăn chặn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài đi vào cụm đầu nén của máy nén khí công nghiệp.

Ngoài những bộ phận nêu trên cấu tạo máy nén khí công nghiệp  còn có một  số chi tiết phụ cấu tạo nên máy nén khí công nghiệp như: tay kéo, bánh xe, kim chỉ áp, mắt thăm dầu,…

Đồng ho đo áp máy nén khí

Phân loại máy nén khí công nghiệp

Hiện nay các loại máy nén khí công nghiệp được chia làm hai loại: máy nén khí 1 cấp và máy nén khí 2 cấp.  2 loại dòng máy này có những đặc điểm khác nhau như sau:

Khác nhau về cấu tạo máy nén khí công nghiệp 1 cấp và 2 cấp

Ngoài giống nhau về các bộ phận chính, 2 dòng máy 1 cấp và 2 cấp có cấu tạo khác nhau ở một số bộ phận như:

Đặc điểm Máy nén khí 1 cấp Máy nén khí 2 cấp
Cấu tạo Không có bình tản nhiệt
  • Có thiết kế thêm 1 đầu tăng áp suất khí.
  • Có thiết kế đầu tản nhiệt làm giảm nhiệt độ máy trong quá trình hoạt động.
Máy nén khí 1 cấp và 2 cấp Puma

Khác nhau về nguyên lý hoạt động của máy nén khí 1 cấp và 2 cấp

Cấu tạo máy nén khí công nghiệp 1 cấp và 2 cấp là khác nhau, vì thế nguyên lý hoạt động của hai dòng máy này khác nhau:

Đặc điểm Máy nén khí 1 cấp Máy nén khí 2 cấp
Nguyên lý hoạt động Máy nén khí 1 cấp hoạt động chỉ qua 1 lần nén khí và dựa trên 3 quá trình cơ bản: hút, nén và xả khí. Tương tự với máy nén khí 1 cấp, máy nén khí 2 cấp cũng hoạt động dựa trên 3 quá trình cơ bản nhưng qua 2 lần nén khí.
Áp suất hoạt động 8 kg/cm2 từ 12kg/cm2
Máy nén khí piston Puma

Khác nhau về ứng dụng của máy nén khí 1 cấp và 2 cấp

Sử dụng công suất làm việc khác nhau, vì thế các dòng máy nén khí 1 cấp và 2 cấp được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.

Đặc điểm Máy nén khí 1 cấp Máy nén khí piston 2 cấp
Ứng dụng Máy nén khí 1 cấp được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như:
  • Trong tiệm sửa chữa xe: xì khô, bơm lốp, bơm mỡ,…
  • Trong tiệm gỗ: làm sạch bề mặt, hỗ trợ súng phun sơn, súng bắn ghim,…
  • Trong các khu vui chơi, giải trí: bơm bóng,…
Hoạt động với áp suất lớn hơn các dòng 1 cấp, vì thế, các dòng máy khí nén được ứng dụng các công việc đòi hỏi lượng khí nén cao hơn như: 
  • Trong tiệm sửa xe có sử dụng cầu nâng.
  • Trong công nghiệp khai khoáng (thăm dò độ sâu của đất, đá,…)
Máy bơm công nghiệp Lucky 500 lít

Với một số thông tin về cấu tạo máy nén khí công nghiệp trên, nếu bạn còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp. Vui lòng liên hệ điện máy Lucky để được tư vấn nhiệt tình nhất.

admin

Bài đăng gần đây

Cập nhật bảng báo giá 2024 của máy nén khí Hanshin Hàn Quốc

Máy nén khí Hanshin là thiết bị máy nén được sản xuất và lắp ráp trực tiếp tại Hàn Quốc,…

6 tháng ago

Top 3 lý do bạn nên đầu tư máy nén khí King Power của Đức

Máy nén khí King Power, hàng Đức, chất lượng cao là thiết bị máy nén thường được sử dụng trong…

6 tháng ago

Phụ tùng máy nén khí Trung Quốc, hàng sẵn có, chính hãng 100%

Các phụ tùng máy nén khí Trung Quốc như đầu nén, lọc gió, rơ le, van khóa sẽ gặp một…

6 tháng ago

Top 3 máy nén khí 2hp Đài Loan được ưa chuộng hiện nay

Máy nén khí 2hp Đài Loan là dòng máy nén khí 8kg, công suất thấp được sử dụng nhiều tại…

6 tháng ago

Nên mua máy nén khí Đài Loan cũ có dầu hay không dầu? 

Máy nén khí Đài Loan cũ được đánh giá cao bởi giá thành rẻ, có độ mới sản phẩm đạt…

6 tháng ago

Máy nén khí nội địa Nhật liệu có thực sự đáng mua không?

Máy nén khí nội địa Nhật là sản phẩm được đánh giá có khả năng làm việc bền bỉ và…

6 tháng ago