Hiện nay, kỹ thuật phun sơn trần nhà đang được đánh giá cao và ưu tiên áp dụng bởi tính tiện lợi, nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian. Để có thể tham khảo quy trình phun sơn theo chuẩn kỹ thuật của thợ chuyên nghiệp, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Lý do phun sơn trần nhà được ưa chuộng
Theo đánh giá của thợ phun sơn trong nghề, kỹ thuật phun sơn được ưa chuộng sử dụng cho trần nhà bởi những ưu điểm sau:
- Súng phun sơn có cơ chế tự động, chỉ cần bóp cò và di chuyển súng cho phép thợ phun thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo lớp sơn được phun đều màu.
- Súng phun sơn có thiết kế nhỏ gọn hơn so với con lăn hoặc chổi sơn, có tính tiện lợi và dễ dàng di chuyển hơn trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, nó giúp đảm bảo an toàn cho thợ phun khi không cần cầm vật dụng có kích thước lớn.
- Khi sử dụng máy nén khí không dầu chính hãng để phun sơn, lớp sơn phun ra sẽ có độ đều màu, mịn màng và hiếm khi gặp tình trạng bị nhỏ giọt hay chảy sơn.
- Chi phí đầu tư phải chăng: trên thị trường bày bán nhiều loại súng với giá thành khác nhau, cho phép bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với ngân sách. Ngoài ra, khác với cách cách sơn truyền thống dùng con lăn, súng phun sơn có thể sử dụng lại nhiều lần.
Kỹ thuật phun sơn trần nhà chuẩn kỹ thuật
Quy trình sơn trần nhà bằng súng phun sơn chỉ bao gồm 4 bước giống như phương pháp sơn truyền thống. Tuy nhiên, để có được thành phẩm hoàn chỉnh, bạn vẫn nên thực hiện chính xác các bước theo thứ tự:
Bước 1: Làm sạch/ Vệ sinh bề mặt trần nhà
Trước khi tiến hành phun sơn trần nhà, bạn cần đảm bảo toàn bộ bề mặt trần nhà đã được làm sạch, vệ sinh bụi bẩn để lớp sơn đầu tiên bám dính tốt hơn.
- Bạn có thể sử dụng giấy chà nhám hoặc máy đánh nhám để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn, rêu mốc bám trên trần nhà.
- Trong trường hợp trần nhà quá khô, bạn có thể lăn một lớp sương mỏng để cung cấp độ ẩm cho trần nhà.
Bước 2: Thực hiện bả bề mặt trần nhà
Sau khi thực hiện bước vệ sinh bề mặt, bạn cần tiến hành xử lý các vết rạn nứt hay vết khuyết trên trần nhà bằng cách sử dụng bột bả matit. Lớp bả này có nhiệm vụ lấp đầy các vết khuyết giúp trần nhà trở nên phẳng hơn.
- Tiến hành 2 lớp, khoảng cách giữa 2 lần dao động từ 1 – 2 giờ.
- Để phun sơn cho trần nhà, bạn cần chờ khoảng 2 tiếng sau khi làm lớp thứ hai.
Bước 3: Phun sơn trần nhà lớp sơn lót
Sơn lót có nhiệm vụ làm lớp nền và tăng khả năng sơn bám dính hiệu quả hơn. Ngoài ra, sơn lót có tác dụng kháng kiềm và chống hoen rỉ nên đóng vai trò quan trọng trong quá trình sơn. Tùy theo nhu cầu và mong muốn, lớp sơn lót có thể thực hiện từ 1 – 2 lớp.
Bước 4: Phun sơn trần nhà lớp sơn phủ
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình nên đòi hỏi thợ sơn thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận để có sản phẩm cuối đạt tính thẩm mỹ. Để đảm bảo lớp sơn được phun đều, bạn nên lựa chọn máy nén khí không dầu để hỗ trợ.
- Tiến hành dán băng dính tại các vị trí phào chỉ để ngăn chia phần phun sơn màu với trần nhà.
- Lưu ý khi phun sơn cho trần nhà cần tránh các vị trí có dán băng dính.
- Sơn phào chỉ bằng chổi nhỏ, vì là chi tiết nhỏ, đòi sự chi tiết, tỉ mỉ không thể sử dụng súng phun để đi màu.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách phun sơn tường nhà MỊN ĐẸP MẮT
Giới thiệu 5 súng phun sơn trần nhà bán chạy nhất hiện nay
Hiện nay, trên thị trường bày bán nhiều loại súng phun sơn khác nhau với giá thành có sự chênh lệch và chất lượng khác nhau. Bạn có thể tham khảo 5 súng phun sơn đang được ưa chuộng dưới đây:
Súng phun sơn | Thông số kỹ thuật |
Súng phun sơn TAW-991 |
|
Súng phun sơn SOTO-01 |
|
Súng phun sơn SOTO-02 |
|
Súng phun sơn Stels AG 950 |
|
Súng phun sơn Caliber KRP – 1.5 |
|
Đây đều là các súng phun hơn sử dụng khí nén dòng cao cấp, đảm bảo lớp sơn được đều màu, tuổi thọ cao. Tùy theo nhu cầu và ngân sách đầu tư, bạn có thể cân nhắc để lựa chọn loại súng phù hợp.
Trên đây là kỹ thuật phun sơn trần nhà chuẩn kỹ thuật, đảm bảo đẹp đều màu và có tính thẩm mỹ cao. Mọi thông tin xin liên hệ trực tiếp số hotline để nhận được tư vấn và hỗ trợ.