Hiện nay, kinh doanh phòng khám nha khoa không còn là một hoạt động xa lạ có không bởi có không ít nha sĩ muốn mở riêng cho mình những phòng khám chuyên khoa. Vậy quy định mở phòng khám nha khoa là những gì? Hãy theo dõi câu trả lời dưới đây.
Trả lời câu hỏi quy định mở phòng khám nha khoa là những gì?
Phòng khám nha khoa là phòng khám chuyên khoa. Do đó, nha sĩ khi muốn mở phòng khám nha khoa phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 25 Thông tư 40/2011/TT-BYT. Các điều kiện để mở phòng khám nha khoa bao gồm:
Điều kiện về cơ sở hạ tầng
Dù quy mô lớn hay nhỏ thì quy định mở phòng khám nha khoa về cơ sở hạ tầng là vẫn phải đảm bảo được phòng khám nha khoa là nơi cố định, tách biệt với hộ gia đình. Nha khoa cần Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh. Ngoài ra còn có một số quy định như sau:
- Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh.
- Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt nếu có từ ba ghế răng trở lên thì diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2.
- Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật, buồng cắm Implant, buồng kế hoạch hóa gia đình;
- Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
Quy định mở phòng khám nha khoa về trang thiết bị y tế
Tùy theo quy mô mà bạn có thể có sắm cho nha khoa của mình những thiết thiết bị nha khoa khác nhau. Nhưng theo quy định, để mở phòng khám đa khoa, bạn cần các dụng cụ nha khoa cơ bản như sau:
- Ghế nha khoa: là thiết bị giúp nha sĩ có thể khám bệnh một cách dễ dàng hơn cho bệnh nhân.
- Các loại thiết bị thăm khám như: tay khoan, mũi khoan, máy cạo vôi răng, máy xì nước, cây đục men, cây nạo ngà,… đây là những dụng cụ cơ bản nhất để thăm khám cho bệnh nhân.
- Máy nén khí không dầu: là thiết bị vô cùng quan trọng hỗ trợ các thiết bị, máy móc được hoạt động mạnh mẽ hơn.
Quy định mở phòng khám nha khoa về người chịu trách nhiệm chuyên môn
Theo luật khám chữa bệnh 2009, nghị định Nghị định 78/2015/NĐ-CP; Nghị định 109/2016/NĐ-CP, điều kiện của người chịu trách nhiệm thăm khám trong nha khoa như sau:
- Phòng khám nha khoa phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt.
- Trường hợp Bằng tốt nghiệp là bằng bác sĩ đa khoa thì phải có Chứng chỉ định hướng bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt.
- Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng sau khi có bằng tốt nghiệp.
- Có chứng chỉ hành nghề của Bác sĩ với phạm vi hoạt động chuyên môn là chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt và chứng chỉ hành nghề phải còn hiệu lực.
Xem thêm: Y sĩ nha khoa được mở phòng khám không?
Thủ tục mở phòng khám nha khoa
Sau khi đáp ứng đủ quy định mở phòng khám nha khoa về cơ sở vật chất và hạ tầng, bạn chưa thể mở nha khoa bởi đây mới chỉ là điều kiện cần để mở phòng nha riêng. Để đáp ứng điều kiện đủ khi mở phòng nha, bạn cần tuân theo các thủ tục sau:
Đăng ký kinh doanh phòng nha
Không đơn giản chỉ thuộc quyền quản lý của bộ y tế, các phòng kinh doanh nha khoa còn thuộc sự quản lý của bộ tài chính. Bạn cần có những quy định mở phòng khám nha khoa theo bộ tài chính như: bạn cần đăng ký kinh doanh phòng khám nha khoa và xin giấy phép thành lập nha khoa. Thủ tục đăng ký kinh doanh phòng khám nha khoa được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần 1 bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Danh sách thành viên.
- Giấy tờ chứng thực cá nhân/tổ chức của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và giấy tờ chứng minh phù hợp với quy định mở phòng khám nha khoa của một hoặc một số cá nhân.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp sẽ được nộp tại Sở Kế hoạch và đầu tư.
Thời hạn giải quyết hồ sơ là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Nhận kết quả.
Thủ tục xin giấy phép thành lập phòng nha
Sau khi đáp ứng đủ quy định mở phòng khám nha khoa và làm thủ tục đăng ký kinh doanh, bạn cần xin cấp giấy phép thành lập phòng khám nha khoa. Sau bước này, nha khoa của bạn mới có thể hoạt động.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin cấp phép bao gồm:
- 01 Giấy đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu quy định);
- 01 Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- 03 Bản sao công chứng Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
- 01 Danh sách đăng ký người hành nghề của phòng khám (theo mẫu).
- 01 Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của phòng khám (theo mẫu) theo quy định mở phòng khám nha khoa do bộ y tế quy định.
- 01 Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn (theo mẫu).
- 01 hợp đồng thu gom rác thải y tế.
- 01 chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Địa điểm nộp hồ sơ:
- Nộp hồ sơ tại Sở Y tế nơi đặt địa điểm phòng khám.
- Trung tâm hành chính công của tỉnh.
Đối với hộ kinh doanh thành lập phòng khám thì nộp hồ sơ tại UBND huyện.
Xem thêm: Những yêu cầu về cấp giấy phép kinh doanh nha khoa
Bước 3: Nhận kết quả
Trong khoảng thời gian 45 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ, và phòng khám đảm bảo các yêu cầu và điều kiện trên thì Sở Y tế sẽ ra kết quả Giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa.
Với những quy định mở phòng khám nha khoa như trên. Nếu còn có vấn đề cần được giải đáp. Bạn có thể liên hệ thông tin của bộ tài chính và bộ y tế để nhận được câu trả lời thỏa đáng nhất.